Copyright: SNV Việt Nam
Được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), năm 2022, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Việt Nam phối hợp với các đối tác Việt Nam từ cấp Trung ương, cấp Tỉnh và các Viện, Trường để thiết kế Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” (TRVC).
1. Thông tin chung về Dự án
1.1. Địa điểm triển khai dự kiến
Dự án lựa chọn triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Lý do Dự án chọn 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp là bởi:
-
Sản lượng gạo tại 3 tỉnh này chiếm >50% tổng sản lượng gạo tại Việt Nam; đạt 90% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam;
-
Nơi đây cũng gặp phải nhiều tình huống khẩn cấp như gia tăng xâm nhập mặn, khan hiếm nguồn nước, sinh kế, chất lượng gạo;
-
Chuỗi giá trị lúa gạo nơi đây hiện tại có hiệu quả kinh tế thấp, đặc biệt là với các nông dân sản xuất quy mô nhỏ.
1.2. Thời gian triển khai dự án
Dự án dự kiến triển khai trong khoảng thời gian là 5 năm, từ 2022-2027. Cụ thể:
-
Giai đoạn Chuẩn bị và Thiết kế Dự án sẽ kéo dài từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023;
-
Giai đoạn Thực hiện sẽ kéo dài từ 2023 đến 2027.
1.3. Mục tiêu chung của dự án
Dự án TRVC được phát triển dựa trên sáu mục tiêu tổng thể như sau:
-
Chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp/tăng trưởng xanh và hệ thống lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Chuyển đổi sản xuất lúa các-bon thấp thông qua cải thiện khung tạo điều kiện cho tài chính dựa trên kết quả nhằm khuyến khích tư nhân đổi mới và đầu tư vào các vùng lúa trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Cải thiện liên kết thị trường
-
Chủ trì các đối thoại chính sách để hỗ trợ xây dựng một khuôn khổ thuận lợi nhằm mở rộng công nghệ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu sang các vùng sản xuất lúa gạo lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
-
Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua sự kết hợp thông minh giữa thích ứng trên cây trồng và các biện pháp giảm thiểu trên quy mô lớn, tập trung chủ yếu vào tính dễ bị tổn thương và tín bao trùm
-
Phát triển và thí điểm chứng nhận tín chỉ các-bon nhằm:
-
Góp phần vào Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam
-
Tạo cơ chế phân phối để bán CERs/VERs (chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận/chứng chỉ phát thải tự nguyện)
-
1.4. Kết quả mong đợi
Các kết quả dự kiến về khí hậu, môi trường và xã hội mà dự án TRVC mong muốn đạt được sẽ được thể hiện qua bảng dưới đây:
2. Cách thức triển khai dự án
Các Doanh Nghiệp quan tâm sẽ nộp đề xuất các Kỹ thuật sản xuất lúa bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong khi giảm được phát thải khí nhà kính, các giá trị về môi trường và xã hội; đồng thời trình bày năng lực của Doanh Nghiệp trong việc thử nghiệm và mở rộng ứng dụng các công nghệ trên quy mô sản xuất lớn ở ĐBSCL.
Giai đoạn 1 |
Giai đoạn 2 |
---|---|
Các gói kỹ thuật được đề xuất sẽ được thử nghiệm và đánh giá bởi đơn vị kiểm định độc lập. |
Các gói kỹ thuật sản xuất lúa bền vững được lựa chọn sẽ được cho phép mở rộng ứng dụng trên quy mô lớn trong phạm vi 03 tỉnh địa bàn của Dự án. |
Top